TOÀN NĂNG GIA LAI

Truyền thuyết Thiềm Thừ

Truyền thuyết Thiềm Thừ

Thiềm Thừ hay còn gọi cóc vàng ba chân, hoặc Cóc ngậm tiền 


Trong phong thủy, sau Tỳ HưuThiềm Thừ  là linh vật số 2 có tác dụng mang lại tài lộc, an lành, thịnh vượng đến cho gia chủ.


Liên quan đến Thiềm Thừ (Cóc ba chân, Cóc vàng, Cóc ngậm tiền) thì phải nhắc đến tích “Lưu Hải hý Kim Thiềm” hay “Lưu Hải câu Cóc”. Là một nhân vật thời Ngũ Đại, Lưu Hải đã nghĩ ra việc đúc tiền cho dân chúng giao dịch. Ông vốn là đệ tử của Lã Động Tân, một trong Bát Tiên. Tiên Ông Lưu Hải thích chu du tứ hải, hàng yêu phục ma, tạo phúc cho nhân gian. 


Trong dân gian có bức tranh “Lưu Hải hý Kim Thiềm” mô tả hình tượng Lưu Hải Tiên Nhân hai tay cầm một xâu tiền, Cóc chỉ có 3 chân và được gọi là Kim Thiềm. Tương truyền rằng, Thiềm Thừ vốn là yêu tinh được Lưu Hải Tiên Ông thu phục.  Lúc Lưu Hải dùng kế hàng phục được Thiềm Thừ, nó đã bị thương và mất một chân nên về sau Cóc Vàng chỉ còn có có 3 chân. Sau khi theo Lưu Hải Tiên Ông tu hành, Cóc vàng không làm hại nhân gian như trước, mà ngược lại dùng phép thuật của mình đi khắp nơi để nhả tiền giúp đỡ dân lành, nên được gọi là Chiêu Tài Thiềm (Cóc ngậm tiền, Cóc vàng mời gọi tiền tài). Thiềm Thừ xuất hiện vào đêm trăng tròn ở gần nhà ai, thì đó là sự báo tin gia chủ sẽ nhận được sự giàu có, phú quý. Vì vậy, Cóc ngậm tiền được người đời tôn xưng là con vật quý, biểu tượng cho vượng tài.

Cóc ba chân có 7 nốt sần đặc biệt trên lưng, theo đúng hình dáng của chòm sao Đại Hùng (Bắc Đẩu thất tinh) nằm hướng cực Bắc. Trên đầu Cóc có hình Lưỡng Nghi, miệng ngậm đồng tiền cổ, bên cạnh lưng có mang hai xâu tiền và 3 chân Cóc đạp lên hai lớp tiền cổ. 

Thiềm thừ bằng gỗ nu nghiến

Ý nghĩa của Cóc ngậm tiền chính là địa diện của tiền tài. Ngoài ra, Cóc 3 chân còn đại diện cho sự bảo vệ nhờ hình Lưỡng Nghi trên đâu. Do đó, có một tượng đồng Cóc ngậm tiền đồng nghĩa với việc gia đình có được một lúc cả hai vận tốt về cả tài lộc lẫn sự bảo vệ. Thiềm Thừ còn giúp gia chủ ngăn chặn các vận xấu liên quan đến việc thất thoát tiền bạc. Nếu bạn đang đối đầu với các vấn đề về tài chính, thì nên có một tượng Thiềm Thừ  trưng trong nhà.

Vị trí đặt thiềm thừ

Thiềm thừ phát huy hiệu quả là góc xéo với cửa ra vào chính. Góc xéo đó là nơi tập trung nhiều khí nhất. Có thể đặt Thiềm Thừ ở hướng tiền tài (hướng Đông Nam) của phòng khách, phòng làm việc để thu hút nhiều hơn vận may về tiền tài. Thiềm Thừ còn được đặt trên bàn làm việc, quầy thu ngân, bàn lễ tân. Đầu của Thiềm Thừ  ngậm tiền phải quay vào phía trong. Vật phẩm phong thủy này cũng được đặt trước trang thờ Thần Tài Thổ Địa. Điều này thể hiện Thổ Địa giữ bình yên cho gia đạo; Thần Tài là vị thần của cải tài lộc, còn được Thiềm Thừ  trợ giúp thêm để chiêu tài tác lộc cho gia chủ.
Ngoài ra, Thiềm Thừ  còn được đặt ở các góc trong nhà, đầu quay vào. Điều này được giải thích là vì bản chất của Cóc vàng thích ở chui vào các góc, xó trong nhà nên đặt ở vị trí này với hàm ý Cóc ngậm tiền về nhà cất giấu của cải.

Nhiều người quan niệm, buổi sáng nên quay đầu Thiềm Thừ ra phía cửa, buổi tối thì quay ngược đầu vào nhà. Điều này hàm ý Cóc vàng “đớp” tiền ở ngoài rồi “nhả” vào nhà. Tuy nhiên, nếu ai đã có lần đọc truyền thuyết về Thiềm Thừ hẳn sẽ biết “Ông đến từng nhà và nhả tiền vào nhà” chứ không phải kiếm tiền ở ngoài mang về. Dù vậy, điều này còn tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người và mỗi vùng miền khác nhau.

Không nên đặt Thiềm Thừ trong phòng ngủ hay nhà bếp, phòng tắm. Vì như vậy thay vì mang tài lộc đến cho gia chủ, Cóc vàng sẽ trở nên hung giữ, thu hút khí xấu về vận rủi và sẽ tàn phá năng lượng tốt trong nhà. Cũng nên tránh đặt Thiềm Thừ  sát cửa chính vì nó có ý nghĩ là đem tiền bạc ra khỏi nhà.

www.tuonggodep.com. Được tạo bởi Blogger.