TOÀN NĂNG GIA LAI

Ý nghĩa tượng Quan Công

Ý nghĩa tượng Quan Công

Quan Vũ (162 - 220), còn được gọi là Quan Công, tự là Vân Trường, Trường Sinh là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán theo cách nói của tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, bao gồm: Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.


Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v... với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618). Ông cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt và/hoặc cưỡi ngựa xích thố, đặc biệt là ở Hồng Kông. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 49 kg ngày nay). Dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành. Chính vì những đức tính này người Trung Quốc, Hồng Kông thường bày tranh, tượng của ông trong nhà để thờ. 

Việc thờ Quan Công ở Việt Nam đã có từ nhiều thế kỷ, từ Bắc đến Nam. Người Việt Nam thờ ông trong nhiều chùa, thờ chung với Phật. Người Việt gọi là Hán Thọ Đình Hầu - hay phổ biến là Quan Thánh Đế Quân. Trong dân gian tôn là thần Trung Nghĩa. Bàn thờ thường đặt trong điện Quan Đế.

Quan Công được dân gian tạc tượng và vẽ tranh rất nhiều, theo mô phỏng sự mô tả của Kinh Minh thánh: mày tằm hình chữ bát, mắt phượng sáng như sao, râu rồng rõ năm chòm, trán hùm thân lẫm liệt.

Ý nghĩa của tượng Quan Công trong phong thủy.

Trước hết, tượng Quan Công đem lại sự hậu thuẫn, hỗ trợ, bảo vệ cho gia chủ. Quan Công là người đứng đầu trong số Ngũ Hổ Tướng, là huynh đệ và cũng là cánh tay đắc lực cho Lưu Bị. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Đã không ít lần ông bảo vệ cho Lưu Bị khỏi hiểm nguy, cận kề cái chết.



Tình huynh đệ giữa ông với Lưu Bị và Trương Phi được La Quán Trung ca ngợi xuyên suốt trong Tam quốc, cụm từ "kết nghĩa vườn đào" là tượng trưng cho tình nghĩa huynh đệ thắm thiết, keo sơn, không vì phú quý, công danh, khó khăn, hoạn nạn mà mờ phai. Tào Tháo rất trọng vọng ông, phong làm thiên tướng quân,Hán Thọ Đình Hầu. Nhưng Tào Tháo để ý thấy ông không có ý ở lại lâu dài với mình, bèn sai Trương Liêu đến thăm dò ông. Quan Công thẳng thắn nói với Trương Liêu: “Tào Công đối với tôi rất tốt, trong lòng tôi biết rõ. Nhưng tôi chịu ơn trời cao đất dày của Lưu tướng quân, từng thề là cùng sống cùng chết, không thể phản bội được. Tôi không thể lưu lại nơi này, chỉ có điều phải đợi lập được công, báo đáp Tào Công thì tôi mới đi.” Bởi thế, trong phong thủy, tượng Quan Công đem lại lòng trung thành của cấp dưới cho gia chủ. Điều này đặc biệt thích hợp cho những ai làm lãnh đạo, giám đốc, giúp họ tránh khỏi những âm mưu, thủ đoạn không chỉ của đối thủ kinh doanh, mà còn cả cấp dưới của mình.

Biểu tượng Quan Công dù ở tư thế nào, đứng, ngồi, cưỡi ngựa hay trừng mắt nhìn quân thù đều mang đến năng lượng rất mạnh. Quan công luôn xuất hiện với hình ảnh khí khái mãnh liệt, gương mặt cương quyết có phần dữ dằn, mặt đỏ và dâu dài, trên tay luôn cầm long đao trong tư thế sẵn sàng. Người ta quan niệm rằng Tượng Quan Công có gương mặt càng dữ thì hiệu quả bảo vệ càng mạnh.

Với những hướng nhà xấu ảnh hưởng tới gia chủ thì nên dùng tượng Quan Công trấn giữ ở cửa, quay mặt ra hướng chính diện của cửa lớn. Đối với những hướng nhà bị sao xấu chiếu tới cũng dùng tượng quan công để chế hóa.
Quan niệm dân gian Trung Quốc - những lợi ích khi để tượng Quan Công trong nhà
Biểu tượng Quan Công dù ở tư thế nào, đứng, ngồi, cưỡi ngựa hay trừng mắt nhìn quân thù, Quan Công trong nhà đều mang đến năng lượng rất mạnh.
Đặt Quan Công trên cao để canh giữ cửa trước. Người ta nói vẻ mặt của Quan Công càng hung dữ thì hiệu quả bảo vệ càng mạnh.Đừng quên vũ khí của ông là cây đại đao và thanh gươm. 
Một trong những lợi ích khi để Quan Công trong nhà là sự bình an và hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình, bảo vệ cho người cha và mang tài lộc đến cho mọi người.
Người ta tin rằng các nhà lãnh tụ và doanh nhân khi đạt Quan Công sau lưng, tại nơi làm việc, họ sẽ luôn nhận đươc sự hỗ trợ mạnh mẽ.

Một số tượng Quan Công Phổ biến:

Tượng Quan Công Cưỡi ngựa: hình tượng con ngựa gắn liền với những cánh đồng thảo nguyên và oai phong của những vị tướng trong chiến trận tiêu diệt kẻ thù. Do vậy tượng quan Công cưỡi ngựa đã tạo nên vẻ hùng dùng uy phong của 1 vị tướng ngoài chiến trường.

Tượng Quan Công cưỡi ngựa gỗ hương

Tượng Quan Công đọc sách:  Xuất phát từ sự tích Quan Công được Tào Tháo sắp xếp ở với 2 chị dâu vợ của Lưu Bị với âm mưu dựa vào sắc đẹp của hai nàng Nhị Kiều hy vọng Quan Công không giữ được mình mà làm điều không tốt. Ngờ đâu Quan Công lấy đuốc ra đốt và đọc sách “Xuân Thu” làm Tào Tháo rất cảm phục. Về sau truyện đó được lưu truyền trong dân gian và mọi người lấy hình tượng đó để thờ cúng về đức tính trung thành, quả quyết không dễ bị lay động.
Tượng Quan Công đọc sách gỗ hương

www.tuonggodep.com. Được tạo bởi Blogger.