Ý nghĩa bài vị Cửu huyền Thất tổ
Ý nghĩa bài vị Cửu huyền Thất tổ
Thờ cúng “Cửu Huyền Thất Tổ” là tỏ lòng kính trọng các bậc tiền nhân đã sinh dưỡng, dày công dạy dỗ, chỉ bảo làm ăn, cử chỉ hành động sao cho được tốt đẹp, hợp đạo lý, để phát huy sự nghiệp của Tổ tiên và làm rạng rỡ Tổ tiên, là thờ cúng cái nguồn gốc phàm trần của xác thân.
Cửu huyền: Nghĩa là 9 đời hay 9 thế hệ
Bải vị cửu huyền thất tổ gỗ hương, chữ Việt |
1. Cao Tổ: Ông sơ
2. Tằng tổ: Ông cố
3. Tổ phụ: Ông nội
4. Phụ: Cha
5. Bản thân
6. Tử: Con trai
7. Tôn: Cháu nội
8. Tằng tôn: Chắt (cháu cố)
9. Huyền tôn: Chít (cháu sơ)
Thất Tổ gồm có:
7. Thỉ Tổ (Tỷ Khảo) : Thất Tổ
6. Viễn Tổ (Tỷ Khảo) : Lục Tổ
5. Tiên Tổ (Tỷ Khảo) : Ngũ Tổ
4. Cao Tổ (Tỷ Khảo) : Tứ Tổ
3. Tằng Tổ (Tỷ Khảo) : Tam Tổ
2. Nội Tổ (Tỷ Khảo) : Nhị Tổ
1. Phụ thân (Tỷ Khảo) : Nhứt Tổ
Cửu huyền thì tính từ bản thân mình làm mốc, trên chúng ta có 3 thế hệ, bản thân (ta) và dưới có 4 thế hệ. Chúng ta thờ 3 thế hệ ở trên thì không có gì phải suy nghĩ, nhưng tại sao lại phải thờ thêm cả ta và 4 thế hệ ở dưới?
Bởi vì, cuộc sống là một chuỗi mốc xích tương quan với nhau và trùng trùng duyên khởi.
Thờ cúng 3 thế hệ ở trên là thờ cúng những người đã có công sanh, nuôi dưỡng và xây dựng sự nghiệp cho chúng ta nên người, uống nước nhớ nguồn...
Thờ cúng 5 thế hệ sau (có cả ta): là để nhắc nhở cho chúng ta kiếp hiện tại này phải làm những điều phước thiện và tin hiểu luật nhân quả 3 đời: quá khứ – hiện tại – tương lai đều có mối quan hệ với nhau. Dân gian có câu: “Nhứt nhơn tác phước thiên nhơn hưởng, độc thọ khai hoa vạn thọ hương”...
Bài vị cửu huyền thất tổ chữ Việt |
Bài vị cửu huyền thất tổ chữ Hán Nôm
Bài vị cửu huyền thất tổ bằng gỗ hương
Bài vị cửu huyền thất tổ bằng gỗ căm xe cẩn ốc
Bài vị cửu huyền thất tổ chữ Hán Nôm bằng gỗ hương cẩn ốc
Bài vị cửu huyền thất tổ tiếng Việt bằng gỗ gõ đỏ cẩn ốc
|
Post a Comment